Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2010

BAI THI HET MON

Lưu Thị Nguyệt - Lớp Báo K3 Thái Nguyên


BÀI KIỂM TRA HẾT MÔN
MÔN: TRUYỀN THÔNG INTERNET


Tình trạng sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay

Mạng xã hội có những tính năng như chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận… đã trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống” cho hàng trăm triệu thành viên ở Việt Nam và trên khắp thế giới, chủ yếu để trao đổi thông tin cá nhân. Ở Việt Nam sử dụng nhiều nhất là dạng lưu trữ blog dưới tên miền của chính người sử dụng và dạng lưu trữ dưới tên miền của nhà cung cấp. Gần đây đã xuất hiện một số mạng xã hội mới với số lượng ký tự giới hạn như Twitter, Yammer, gắn internet với điện thoại di động, cho phép soạn tin trên điện thoại để viết blog. Mạng xã hội tạo sự tương tác thông qua thiết bị di động cầm tay trên nền tảng WAP, Java MIDP cũng ra đời , trong đó ViHuNi là mạng đầu tiên trên di động tại Việt Nam ra mắt tháng 10/2008, còn EGO Việt Nam là một mạng ảo dạng game dành cho di động ra đời sau đó một tháng.
Dạng mạng nhắm vào việc trưng bày và chia sẻ các nội dung do thành viên tạo ra như Youtube, Clip.vn, Sannhac...
 Dạng cuối là các mạng xã hội mang một hoặc nhiều đặc điểm của cả ba mạng trên. Thống kê về sở hữu tài khoản “ảo” cho thấy, 43% người sử dụng từ 18 tuổi trở lên có một tài khoản, 25% có hai tài khoản, 13% có bốn hoặc nhiều hơn nữa tài khoản trên các mạng xã hội. Tỉ lệ nam giới sử dụng mạng xã hội nhiều hơn nữ giới. Lứa tuổi 13 – 15 tuổi có tỉ lệ 3,5% tham gia các mạng xã hội, lứa tuổi 16 – 18 tăng vọt lên 25,5%, cao nhất là 19 – 21 với tỉ lệ tham gia với 32,8%, sau đó giảm dần, tới lứa tuổi 46 – 57 chỉ còn 0,5%. Trong số này, 22% cài đặt hoặc sử dụng một ứng dụng trở lên, 55% chia sẻ hình ảnh, 22% chia sẻ video, 31% bắt đầu với một blog. Điều này cho thấy sự lôi cuốn ban đầu của các blog cá nhân đối với sự hình thành mạng xã hội ngày càng rộng lớn ở Việt Nam. Một thực tế là thành viên cơ bản của mạng xã hội rất ít, với mục đích chỉ nhằm giải trí hoặc tìm kiếm bạn bè. Một số khác để thu hút sự chú ý, tán thưởng, bình luận của mọi người, hoặc tìm kiếm thông tin cho công việc nhưng số lượng không nhiều. Chủ yếu vẫn là giữ liên lạc với bạn bè hoặc gia nhập sau để theo kịp “xu hướng thời đại”. Tuy nhiên số người dùng ngày càng có nhiều công cụ, phương thức khác nhau để trao đổi, chia sẻ. Sự trao đổi và chia sẻ trên blog, trên email, voice chat… ngày càng đi vào chiều sâu hơn, các blogger có thể giao tiếp với người thân hay bạn bè một cách thuận tiện hơn, mỗi website cá nhân đều được tùy biến linh hoạt,
Sử dụng mạng xã hội để trao đổi thông tin cá nhân với một cộng đồng rộng lớn là hoạt động phổ biến nhất. Ngoài những mối quan hệ từ trước, người sử dụng có thể trao đổi với những người hoàn toàn không quen biết, đây là điểm đặc biệt ấn tượng. 17% số người trưởng thành cho biết họ có trao đổi với những người không quen biết, tuy nhiên có giảm, tỷ lệ nghịch với lứa tuổi. Dù mạng xã hội không phải là kênh thông tin chính thống nhưng blog, email và các ứng dụng khác lại rất dễ tạo trào lưu và thu hút người đọc. Người đọc không chỉ thích tiếp cận với các kênh truyền thông chủ lưu, phân tích của các chuyên gia quen thuộc mà họ có nhu cầu xem ý kiến của những người bình thường giống như họ. Sự hấp dẫn này đã dẫn tới không ít đơn vị kinh doanh coi đây như một kênh quảng bá, một loạt những blog bán hàng được tung lên mạng và có vẻ như họ đã làm ăn phát đạt, đồng thời 22% số nhà tuyển dụng đã dùng công cụ này để tìm kiếm nhân sự. Sự xuất của Blog (nhật ký trên mạng) chính là biểu hiện rõ nét nhất về các ứng dụng CNTT trên nền web 2.0, công nghệ của sự tương tác đa chiều. Và xu hướng viết Blog đã trở thành một nhu cầu tinh thần không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày của giới trẻ ngày nay. Đến với Blog, người viết không chỉ có cơ hội thể hiện chính mình, bày tỏ và chia sẻ những cảm xúc cá nhân hay tham gia vào các hoạt động cộng đồng mà Blog còn là kênh thông tin hữu hiệu giúp người dùng thu thập, bổ sung kiến thức…
Với những giá trị tinh thần đó, mạng xã hội hay cụ thể hơn là các Blogger đã xem như là một ngôi nhà và các entry, comment, friendlist, page view trong “nhà” của họ được xem là những tài sản quý giá, những kỷ niệm đáng trân trọng cần được bảo vệ và lưu giữ. Chính điều này góp phần đẩy mạnh vai trò của Blog. Theo nhận định của một số chuyên gia, Blog sẽ trở thành "quyền lực thứ 5". Điều này có đúng hay không, câu trả lời vẫn còn ở phía trước, nhưng sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của Blog tại Việt Nam hiện nay là một thực tế không thể phủ nhận. Blogger Việt Nam vốn không xa lạ gì với những blogger nổi tiếng không chỉ trong lĩnh vực viết lách mà cả trong các hoạt động xã hội. Từ mạng xã hội chúng ta đã phát hiện khá nhiều tài năng mới, những bài học quý giá từ cuộc sống, giúp cộng đồng blogger Việt Nam thêm hương sắc và thêm niềm tin vào cuộc sống. Những blogger nổi tiếng như Hà Kin, Thủy Tiên, Đinh Tiến Đạt… với những chia sẻ chân tình đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của cư dân mạng Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét