Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2010

Những mốc đáng nhớ

Những mốc son lịch sử trong quá trình phát triển của Đảng bộ huyện Bắc Sơn Ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách thống trị trên châu Bắc Sơn, nhân dân Bắc Sơn đã sôi nổi tham gia kháng chiến trong các phong trào do Cai Kinh và Đề Thám lãnh đạo. Sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một số thanh niên yêu nước ở Bắc Sơn đã sớm nhận thức, giác ngộ cách mạng, chủ động liên lạc với các chiến sĩ cộng sản để xúc tiến việc thành lập cơ sở Đảng ở Bắc Sơn. Ngày 25-9-1936, chi bộ Đảng đầu tiên ở Bắc Sơn được thành lập ở thôn Mỏ Tát, xã Vũ Lăng.Ngay sau khi thành lập, chi bộ Đảng non trẻ ở Bắc Sơn đã nhanh chóng tổ chức, vận động quần chúng đứng lên đấu tranh chống ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến.
Qua phong trào đấu tranh cách mạng, cơ sở Đảng ở Bắc Sơn ngày càng được củng cố, mở rộng, uy tín và vai trò của chi bộ Đảng ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và các vùng lân cận.Được sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ uỷ Bắc Kỳ, đến tháng 5-1938, Châu uỷ Bắc Sơn được thành lập, các tổ chức Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Kể từ đây, nhân dân các dân tộc Bắc Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng đã lập nên nhiều thành tích và chiến công vang dội, ghi những mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc:1) Ngày 27-9-1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân châu Bắc Sơn đã nổi dậy và giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa vũ trang đánh chiếm đồn Mỏ Nhai, đập tan bộ máy thống trị của thực dân Pháp và bè lũ tay sai trên đất Bắc Sơn. Khởi nghĩa Bắc Sơn đã mở màn và thúc đẩy phong trào khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ và lan rộng trong phạm vi cả nước.2) Ngày 14-2-1941, Trung đội Cứu quốc quân I được thành lập với lực lượng nòng cốt là đội du kích Bắc Sơn, đặt nền móng cho sự ra đời của Cứu quốc quân II và Cứu quốc quân III, lực lượng tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay. Sau khi được thành lập, Trung đội Cứu quốc quân I và nhân dân Bắc Sơn đã làm nhiệm vụ đưa đường và bảo vệ an toàn các đồng chí lãnh đạo của Đảng đi dự Hội nghị Trung ương 8 tại Pắc Bó (Cao Bằng) qua đường Bắc Sơn.3) Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, hoà chung phong trào cách mạng cả nước, phong trào cách mạng của nhân dân Bắc Sơn ngày càng được tăng cường và phát triển. Các tổ chức cơ sở Đảng và quần chúng được mở rộng. Đến ngày 18-4-1945, Bắc Sơn đã hoàn toàn được giải phóng. Tháng 5-1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Bắc Sơn được thành lập.4) Ngày 14-4-1948, đội du kích Bắc Sơn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 163/SL tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất cùng với đội quân giải phóng và đội quân khởi nghĩa Nam Kỳ.5) Sau hoà bình lập lại (năm 1954), nhân dân Bắc Sơn đã lập nhiều thành tích trong phong trào thi đua lao động sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Trong 2 năm 1959 - 1960, sản lượng lương thực bình quân đầu người của huyện đã đạt 454 kg. Đến năm 1960, toàn bộ 19 xã trong huyện đều có trường phổ thông cấp I. Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa được quan tâm chỉ đạo mạnh mẽ, từng bước đẩy lùi các tệ nạn mê tín dị đoan và hủ tục lạc hậu trong nhân dân, mở đường cho các hoạt động văn hóa tiến bộ phát triển.6) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hàng ngàn thanh niên con em các dân tộc Bắc Sơn đã lần lượt lên đường nhập ngũ. Vào thời điểm khó khăn nhất của cuộc kháng chiến, với ý chí "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", trong năm 1967, hàng trăm thanh niên trong huyện đã lên đường nhập ngũ để bổ sung quân số cho tiểu đoàn Bắc Sơn I và Bắc Sơn II, kịp thời có mặt trên các chiến trường. Tiêu biểu cho các tầng lớp thanh niên trong thời kỳ này là đồng chí Dương Công Sửu, sau này được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.7) Ngày 27-9-1998, Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn vui mừng đón nhận danh hiệu cao quý của Nhà nước trao tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp.8) Với vai trò lịch sử lớn lao trong phong trào cách mạng của cả nước, Bắc Sơn đã vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến thăm:- Ngày 27-9-1980, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh về thăm Bắc Sơn.- Ngày 27-9-1995, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm Bắc Sơn.- Ngày 23-8-1996, Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn vui mừng phấn khởi được đón tiếp Chủ tịch nước Lê Đức Anh về thăm.- Ngày 16-1-1997, Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn vui mừng phấn khởi đón tiếp Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh về thăm.- Ngày 27-9-2003, Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn vinh dự được đón tiếp Chủ tịch nước Trần Đức Lương về thăm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét